0988 492 956

Miễn phí gọi

Trước khi hoạch định bất kỳ chiến thuật nào cho doanh nghiệp, bạn cần phải lưu ý một số trọng điểm sau đây:

1. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là quá trình phân tích điểm mạnh – Strengths, điểm yếu – Weaknesses, cơ hội – Opportunities và thách thức – Threats. Mô hình phân tích SWOT giúp bạn đưa ra những đánh giá khách quan về bản thân và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ kết quả phân tích SWOT bạn có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để phát huy thế mạnh của chính mình, để tận dụng những cơ hội sắp đến trên thị trường, hoặc để giảm thiểu những rủi ro khách quan như luật pháp hay quy định kinh doanh của chính phủ.

Phân tích SWOT là bước đầu tiên và không thể thiếu trước khi hoạch định chiến lược kinh doanh hay chiến lược quảng bá,… của tất cả doanh nghiệp.

2. Unique Selling Proposition – USP

What Is a Unique Selling Proposition? (Plus 10 Examples) (2022)USP là điểm bán hàng độc nhất, tức là đặc điểm nổi bật nhất. Việc xác định USP và làm nổi bật nó, lan tỏa nó sẽ khiến bạn có một dấu ấn và trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. USP là con át chủ bài, là đặc điểm chỉ có bạn mới có và là điều bạn làm tốt nhất, là át chủ bài để cạnh tranh với những thương hiệu khác. Do đó, mọi chiến lược, kế hoạch và nội dung cần xoay quanh USP.

3. Mục tiêu rõ ràng

Bên cạnh đó, trước khi đưa ra bất kỳ chiến lược nào bạn cũng cần đặt ra một mục tiêu rõ ràng. Mục đích chung thì vẫn là phát triển doanh nghiệp nhưng bạn cần chia nhỏ quá trình ra để xác định được mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn. Có 2 loại mục tiêu là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Mục tiêu dài hạn có thể kéo dài 1-2 năm, ví dụ như từ lúc thành lập doanh nghiệp cho tới lúc hoàn vốn hoặc chiếm lĩnh thị phần một phân khúc nào đó. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn khá chung chung và mất nhiều thời gian thực hiện. Do đó, nó không giúp bạn đánh giá hướng đi của công ty và khả năng đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nó cũng không giúp bạn theo dõi quá trình phát triển và thay đổi linh hoạt theo biến động của thị trường.

Vì vậy, bạn cần các mục tiêu ngắn hạn, chi tiết hơn và thường chỉ kéo dài khoảng 6-12 tháng. Tuy ngắn nhưng loại mục tiêu này quan trọng bởi nó xác định cụ thể bạn muốn đạt được những thành tựu nào trước mắt và cách để đạt được chúng.

Hãy nghĩ về 2 loại mục tiêu này như một bậc thang. Đích đến cuối cùng vẫn là đi lên tầng trên, nhưng bạn cần phải bước từng bậc thang để đạt được điều đó.

4. Sự sáng tạo, đột phá

Thực sự thì sự sáng tạo cần thiết trong mọi tình huống chứ không riêng gì việc lập chiến lược kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì sự sáng tạo lại càng đóng vai trò quan trọng, then chốt đem lại thành công.

Khi hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, bạn cần sáng tạo ra một lối đi riêng.

Khi muốn cạnh tranh với các đối thủ đã có chỗ đứng, bạn cần tìm ra phân khúc thị trường mà họ chưa chạm tới, những sản phẩm mà họ chưa phát triển hay những chính sách mà họ không áp dụng.

5. Quy mô kinh doanh

Quy mô kinh doanh cũng ảnh hưởng đến chiến lược bạn đề ra. Liệu công ty của bạn đang nhắm tới chiếm lĩnh thị trường một địa phương hay toàn quốc? Bạn đang nhắm tới phân khúc thị trường tầm trung hay các khách hàng giàu có, xa xỉ?

Quy mô kinh doanh, trong nhiều trường hợp, cũng tương đồng với ngân sách khả dụng. Doanh nghiệp càng lớn ngân sách càng phải dồi dào, và các chiến lược, con đường phát triển cũng sẽ khác với những trường hợp ít ngân sách.

6. Mức độ cạnh tranh

Một yếu tố khác cần phải suy xét chính là mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực của doanh nghiệp như thế nào.

Tất nhiên nếu có nhiều đối thủ đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, bạn cần phải có kinh nghiệm và bản lĩnh để tìm được những chiến lược cạnh tranh.

7. Kiểm tra và đánh giá

Điều quan trọng cuối cùng giúp các kế hoạch của bạn phát huy hiệu quả chính là việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại chúng. Doanh nghiệp nên theo dõi sát sao tiến trình thực hiện những mục tiêu của mình và đánh giá lại tính khả thi và tính đúng đắn của chúng một cách đều đặn theo chu kỳ.

Môi trường, sở thích người dùng luôn luôn thay đổi, các chiến lược của bạn vì vậy cũng cần linh hoạt ứng biến.

Nếu để đến các giai đoạn cuối mới phát hiện mục tiêu hoặc hướng đi không đúng đắn, sẽ rất có để quay lại và có nguy cơ mất trắng tất cả những gì đã đầu tư vào.

 

Tin tức liên quan

1
Bạn cần hỗ trợ?