Quản trị tài chính luôn là một trong những vấn đề được ban lãnh đạo các doanh nghiệp phân phối & thương mại đặt lên hàng đầu. Sức ép cạnh tranh từ các đối thủ, môi trường pháp lý nghiêm ngặt, giá vận chuyển tăng cao… đặt ra thách thức không nhỏ đối với bài toán quản lý chi phí của doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho các doanh nghiệp ngành phân phối & thương mại những giải pháp quản lý tài chính hiệu quả nhất.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?
Quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát, quản lý những hoạt động liên quan đến tài chính. Ví dụ như mua sắm vật tư, trang thiết bị, sử dụng ngân sách để phục vụ các mục đích thiết yếu nhằm duy trì hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.
Quản lý tài chính doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với tài chính kế toán. Đây là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của người lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi chỉ có quản lý tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại, phát triển và tối đa hóa lợi nhuận thu được.
Quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát, quản lý những hoạt động liên quan đến tài chính
Quản lý tài chính doanh nghiệp phân phối & thương mại gồm những gì?
- Quản lý tài sản cố định (TSCĐ): Bao gồm quản lý các hiện vật, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ, quản lý chất lượng của tài sản, nâng cấp, sửa chữa và thanh lý TSCĐ.
- Quản lý tài sản lưu động (TSLĐ) và nguồn vốn lưu động: Gồm có hoạt động nghiên cứu chuyển đổi TSLĐ, quản lý hàng tồn kho, cơ cấu và phân loại tài sản, trích và sử dụng nguồn quỹ dự phòng, xây dựng chính sách giảm giá hàng tồn kho…
- Quản lý vốn bằng tiền: Gồm những nhiệm vụ như lập kế hoạch sử dụng tiền mặt, quản lý các quỹ tiền mặt, lập kế hoạch vay và trả nợ, tiến hành giao dịch với các ngân hàng, xây dựng các chính sách an toàn tiền tệ khi thanh toán…
- Quản lý tín dụng thương mại dịch vụ và việc tham gia vào thị trường tài chính: Gồm những nhiệm vụ chính đó là quản lý phương thức thu tiền và kinh doanh, quản lý chế độ vay và thu nợ, sử dụng phần mềm tín dụng thương mại dịch vụ…
- Quản trị vốn doanh nghiệp: Quản lý vốn tự có, vốn vay ngân hàng, quản trị cổ phiếu và trái phiếu, nguồn vốn từ lợi nhuận để tái đầu tư…
- Quản lý việc quyết định đầu tư: Phân tích chi phí và khả năng đầu tư, rủi ro của hoạt động đầu tư…
- Quản lý rủi ro tài chính bán hàng: Phát hiện và giải quyết những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động phân phối và thương mại để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Quản lý tài chính doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố khác nhau
Các phương pháp quản lý tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp doanh nghiệp phân phối & thương mại
Quản lý tài chính kế toán một cách hệ thống
Hãy đảm bảo rằng tài chính kế toán của doanh nghiệp được quản lý một cách có hệ thống. Mọi khoản thu chi, khoản vay, chi phí đầu tư, tiền lương… cần được thống kê và giám sát chặt chẽ. Nên ứng dụng triệt để các phần mềm quản lý tài chính – kế toán để đảm bảo sự chính xác cao nhất. Những phần mềm này mang lại vô vàn lợi ích như:
- Quản lý nguồn vốn và cơ cấu vốn hiệu quả
- Giám sát, quản lý thu chi một cách minh bạch
- Đảm bảo thanh toán đúng hạn
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch ngân sách hiệu quả, nhanh chóng
- Đảm bảo nguồn lực của doanh nghiệp được phân bổ hợp lý
- Lập KPI, lập báo cáo, hỗ trợ kiểm soát các hạng mục chi tiêu
- Nhập dữ liệu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
Cân bằng giữa tỷ suất sinh lời và rủi ro
Rủi ro càng lớn, lợi nhuận thu về càng cao. Tuy nhiên nhà quản lý tài chính không nên vì thế mà đánh cược quá nhiều, khiến cho doanh nghiệp chịu thua lỗ nặng nề nếu rơi vào tình huống xấu nhất. Điều quan trọng là phải tìm được điểm cân bằng giữa tỷ suất lợi nhuận và rủi ro để đảm bảo mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
Cần tìm được điểm cân bằng giữa tỷ suất lợi nhuận và rủi ro trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Chú ý đến vấn đề về thuế
Mọi khoản lợi nhuận đều bị đánh thuế bởi Cơ quan Nhà nước. Do đó doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng các vấn đề về thuế, tính toán kỹ lưỡng những khoản đầu tư chịu tác động từ các chính sách thuế hiện hành.
Giảm nợ khó đòi
Các khoản nợ khó đòi làm ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp. Do đó nên ưu tiên cắt giảm những khoản nợ này để tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định, bền vững.
Quản lý hàng tồn kho hiệu quả
Quản lý tài chính hiệu quả cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách quản lý hàng tồn kho. Để làm được điều này, doanh nghiệp phân phối & thương mại cập nhật liên tục hàng hóa trong kho, xác định mức tồn kho tối thiểu và tối đa cho từng mặt hàng, kiểm kê hàng hóa định kỳ và sử dụng các phần mềm, trang thiết bị hiện đại trong quản lý hàng hóa.
Luôn đưa ra kế hoạch dự phòng
Dù do kế hoạch quản trị tài chính doanh nghiệp của bạn có tài tình đến đâu thì vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Vì vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình nhiều phương án dự phòng, được bảo đảm bởi các nguồn quỹ dự phòng tương ứng. Từ đó vượt qua khủng hoảng bất ngờ với một tâm thế vững vàng, không nao núng.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình nhiều phương án dự phòng để quản trị tài chính hiệu quả nhất
Trên đây là một số bí quyết quản lý tài chính hiệu quả đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối và thương mại. Mong rằng bài viết này sẽ là lời khuyên hữu ích để doanh nghiệp tìm ra hướng đi đúng đắn trong quản lý tài chính.