0988 492 956

Miễn phí gọi

 

Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp là chủ đề ngày càng được đề cập đến nhiều hơn. Đây là yếu tố đóng vai trò thiết yếu và giúp tạo nên bản sắc cho mỗi một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đề cao những giá trị tốt đẹp chắc chắn sẽ tạo được niềm tin trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, được người tiêu dùng cũng như toàn xã hội ủng hộ.

 

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

 

Văn hóa doanh nghiệp có thể được hiểu là những giá trị, chuẩn mực về cách nhận thức, tư duy, hành vi, niềm tin được công nhận bởi một tập thể doanh nghiệp nào đó và được mọi người áp dụng như một thói quen. Những người gắn bó với doanh nghiệp nhiều năm sẽ thấy văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến tính cách, hành vi ứng xử, lối sống cũng như đời sống tinh thần của mình. Có thể nói, văn hóa công ty có vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.

 

Văn hóa doanh nghiệp có thể được hiểu là những giá trị, chuẩn mực được công nhận trong một doanh nghiệp

 

Tại sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại giúp doanh nghiệp phát triển bền vững?

 

Nghiên cứu của Deloitte đã chỉ ra rằng, có đến 88% nhân viên và 94% giám đốc điều hành tin tưởng rằng văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của công ty. Sau đây là những lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang lại:

 

Thu hút nhiều nhân tài cho doanh nghiệp

 

Một công ty có văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, có sức lan tỏa lớn chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhân tài. Nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc tại những doanh nghiệp danh tiếng, được khách hàng, đối tác yêu mến và ủng hộ. Đặc biệt, điều này càng có ý nghĩa hơn khi văn hóa tích cực lại đến từ chính những nhân viên và thực tế làm việc trong công ty chứ không phải chỉ là những lời nói suông.

 

Là động lực để nhân viên gắn bó với công ty lâu dài

 

Một doanh nghiệp có nền văn hóa tích cực giúp sẽ giúp giữ chân các nhân viên gắn bó lâu dài. Đây là lợi ích vô cùng quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ sinh viên ra trường có xu hướng “nhảy việc” cao, tình trạng “ chảy máu chất xám”… Trên thực tế, các nhân viên sẵn sàng đánh đổi lấy mức lương thấp hơn nhưng bù lại được làm việc ở một công ty có môi trường thoải mái, đồng nghiệp thân thiện, lương thưởng minh bạch…

 

Văn hóa doanh nghiệp giúp các nhân viên có động lực gắn bó lâu dài với công ty

 

Giảm thiểu tối đa các mâu thuẫn nội bộ

 

Khi văn hóa tích cực của doanh nghiệp được lan tỏa trong nội bộ sẽ giúp mọi người gắn kết, hòa đồng với nhau hơn. Các thành viên trong công ty sẽ dựa trên những chuẩn mực văn hóa để ứng xử, giải quyết vấn đề. Từ đó giảm thiểu tối đa những xung đột trong nội bộ doanh nghiệp.

 

Nâng cao hiệu suất làm việc

 

Một khi đã thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp, các nhân viên sẽ cảm thấy tự hào vì mình là một thành viên trong công ty. Khi đó họ nhận thức được mình đang làm một công việc có ý nghĩa và sẽ tận tâm với công việc hơn. Đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy năng suất làm việc trong doanh nghiệp.

 

Các bước xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp

 

Bước 1: Đánh giá văn hóa hiện tại của công ty

 

Để đánh giá văn hóa hiện tại của công ty có khá nhiều cách khác nhau. Ví dụ như chú ý quan sát cung cách làm việc hay trao đổi của nhân viên, lấy ý kiến khảo sát… Có một số biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp xấu mà bạn cần lưu ý:

- Công ty tuyển dụng và sa thải nhân viên hoặc nhân viên tự nghỉ việc liên tục

- Ý thức làm việc của nhân viên kém, trễ deadline, đi làm muộn, làm việc không tập trung…

- Văn phòng làm việc không có sự giao tiếp, tương tác giữa các nhân viên

- Sự tương tác giữa nhân viên và quản lý hầu như không có, thường diễn ra dưới hình thức một chiều

- Nhiều biện pháp kỷ luật được áp dụng nhưng ít có sự khen thưởng...

 

Bước 2: Xác định định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp

 

Hãy suy nghĩ xem đặc điểm, thế mạnh của doanh nghiệp mình là gì. Theo Harvard Business Review, có 8 loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng đó là:

- Quan tâm (caring-culture): 63%

- Mục tiêu (purpose-culture): 9%

- Học tập (learning-culture): 7%

- Tận hưởng (enjoyment-culture): 2%

- Kết quả (results-culture): 89%

- Chuyên chế (authority-culture): 4%

- Trật tự (order-culture): 15%

 

Bước 3: Xác định cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp

 

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là những điều mà ban lãnh đạo và nhân viên thực sự coi trọng. Để xác định được những yếu tố này, bạn cần dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh, mục tiêu văn hóa của doanh nghiệp…

 

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là những điều mà ban lãnh đạo và nhân viên thực sự coi trọng

 

Bước 4: Xây dựng kế hoạch và triển khai văn hóa doanh nghiệp

 

Tiếp theo, nhà lãnh đạo cần lập kế hoạch làm thế nào để phổ biến văn hóa doanh nghiệp đến mọi người. Thông thường, văn hóa doanh nghiệp sẽ được đánh giá dựa trên phong cách làm việc, giao tiếp, ứng xử và cách đưa ra quyết định. Kế hoạch triển khai văn hóa doanh nghiệp nên chỉ rõ các mục tiêu, hoạt động cụ thể, điểm mốc, thời gian, trách nhiệm của từng cá nhân… Để triển khai văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, có một số bước cơ bản như:

- Thành lập đơn vị phụ trách riêng

- Công khai và truyền đạt văn hóa tới mọi người trong doanh nghiệp

- Lan tỏa và phát triển văn hóa

- Đo lường hiệu quả triển khai

 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thể khá khó khăn và bạn sẽ không nhận thấy hiệu quả trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên về lâu dài, đây chính là một trong những yếu tố chính tạo nên ưu thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.

 

Tin tức liên quan

1
Bạn cần hỗ trợ?